Loading ...

logo cong truc cau truc
Công ty cơ khí thuận thành chuyên sản xuất cầu trục cổng trục pa lăng
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Tiếng việt Language English

Phương Pháp Kiểm Tra Độ An Toàn Của Cầu Trục

77 lượt xem

Trước tiên nên tiến hành kiểm tra cáp tải, móc nâng của cầu trục xem có dấu  hiệu bất thường nào hay không nên kiểm tra lại lần lượt hai lần để đảm bảo mọi dấu hiệu vẫn tốt nhất có thể. Sau đó Kỹ sư trưởng nên tiếp tục kiểm tra hoạt động palang cầu trục bằng cách nhấn nút lên xuống vận hành di chuyển khi không tải xem có bất thường hay không. Trong trường hợp chúng ta phát hiện các vết rạn nứt chỗ kết cấu quan trọng, biến dạng kim loại, phanh của cơ cấu hay phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu hỏng, móc, ròng rọc bị ăn mòn hoặc nứt phải ngưng hoạt động ngay và tiến hành xử lý. Kiểm tra kỹ các thiết bị nguồn điện, nguồn điện không ổn định sẽ gây tổn hại các thiết bị điện trong cầu trục như động cơ nâng hạ, linh kiện trong tủ điện và động cơ di chuyển.

Khi kiểm tra tải trọng chúng ta cần chú ý là phải nhấc tải lên độ cao không lớn hơn 300mm khí đó nên giữ tải tĩnh để kiểm tra độ bền của kết cấu kim khí xem xét tính ổn định của cầu trục nếu không đảm bảo an toàn phải hạ tải xử lý những vấn đề vừa xem xét phát hiện. Cầu trục có thiết bị hạn chế tải trọng đảm bảo khống chế tải trọng nâng trong giới hạn cho phép do đó, khi cầu trục quá tải thiết bị sẽ tự ngắt nguồn cấp điện khiến cầu trục không hoạt động. Muốn hoạt động trở lại phải thao tác bằng tay trên tủ điện cầu trục để kích hoạt đóng mở attomat nguồn.

Kiểm tra phương hướng nâng tải cũng là một trong các phương pháp tránh sai sót khi vận hành cầu trục vì thế phải nâng theo phương thẳng đứng vì nếu nâng xiên hay chéo góc có thể gây hư hại cho thiết bị và nguy hiểm cho người đứng gần vật nâng. Khi kiểm tra trong quá trình vận hành chúng ta phải quan sát dây cáp chuyển động qua ròng rọc để điều khiển cầu trục sao cho không bị xoắn hoặc chúng không bị chồng chéo lên nhau. Lưu ý rằng không đứng dưới móc cẩu, tải trọng hoặc đứng trên vật nâng khi vận hành cầu trục. Cầu trục có thể bị trượt do sự cố về phanh, đứt cáp tải hoặc dây chằng buộc gây dẫn đến tai nạn lao động. Khi hạ tải cần dừng trước mặt sàn từ 300 – 400mm rồi mới tiếp tục hạ tải xuống. Tương tự khi nâng tải lên cũng nhấc lên cách mặt đặt từ 200 – 300mm, kiểm tra thấy ổn định rồi mới tiếp tục nâng lên cao hơn.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THI CÔNG THIẾT BỊ CẦU TRỤC, CẨU TRỤC MÀ CÔNG TY CƠ KHÍ THUẬN THÀNH ĐÃ THỰC HIỆN HOÀN THÀNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG:

Cổng trục dần đôi 15 tấn

Công trình Sân Bay Trực Thăng Vũng Tàu – số 36 đường 30/4, TP. Vũng Tàu.

Cổng trục dầm đơn 15 tấn

Công trình NM Nhôm NAMSUNG, có (11 bộ cầu trục), tài đường số 2, KCN Hải Sơn, Đức Hòa, Long An.

Cổng trục dầm đơn 15 tấn

Công Ty Cơ Khí Kim Loại 2T Long An, có (11 bộ cầu trục) tại đường số 6, KCN Hải Sơn, Đức Hòa, Long An.

cầu trục dần đôi 20 tấn

Công trình Nhà Máy Thủy Điện Đồng Nai 1, cầu trục 80/10 tấn, tại huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng.

Cổng trục dần đôi 20 tấn

Công trình Nhà Máy kết cấu thép của Công Ty CP Tập Đoàn Đầu Tư Xây Dựng Hải Đăng Tây Ninh.

cầu trục dầm đơn 20 tấn

Công trình Nhà Máy Thép Việt Thành Long An (mở Rộng), 09 bộ cầu trục 30 tấn, tại Bến Lức, Long An.

Cổng trục dầm đơn 20 tấn