Loading ...

logo Xưởng Cơ Khí Thuận Thành
Công ty cơ khí thuận thành chuyên sản xuất cầu trục cổng trục pa lăng
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Tiếng việt Language English

thời vận của ngành xây dựng năm 2020

42 lượt xem

Ngành xây dựng đã có giai đoạn phát triển vượt bậc (2014-2018) nhờ thị trường BĐS sôi động, nhưng nay đang có dấu hiệu suy giảm do tác động bởi dịch Covid-19. Vậy các doanh nghiệp trong ngành đã có những động thái gì?

Theo báo cáo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, ngành xây dựng là ngành kinh tế có vị trí, vai trò chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Cùng với sự hồi phục của thị trường bất động sản trong giai đoạn 2014 - 2018, lĩnh vực xây dựng, xây lắp và phát triển hạ tầng đã phát triển mạnh với tăng trưởng trung bình 9.15%/năm so với mức 4.75% giai đoạn trước 2013.

Cùng với chính sách phát triển ngành, nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, phát triển hạ tầng đã đạt được nhiều kết quả kinh doanh rất tích cực trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao như Công ty Cổ phần FECON (FCN), công ty CPTĐ Xây dựng Hòa Bình (HBC), Công ty CP Xây dựng Coteccons (CTD), Hoà Phát (HPG), Vinaconex (VCG), Viglacera (VGC)...

Tăng trưởng ngành xây dựng có dấu hiệu chậm lại

Hiện nay, bức tranh toàn thị trường xây dựng đang xuất hiện những mảng màu xám. Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu phát triển hạ tầng và quy hoạch đô thị, kể từ giữa năm 2018 đến nay, tốc độ phát triển của mảng xây dựng xây lắp và hạ tầng giảm mạnh với tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2018 – 2019 chỉ đạt 9,2 – 9,5%.

Tăng trưởng doanh thu của một số đơn vị xây dựng 2015-2019

Dễ dàng nhận thấy những khó khăn điển hình mà DN xây dựng phải đối diện tại thời điểm này là sự cạnh tranh quyết liệt trong ngành, thị trường bất động sản chững lại, sự mất cân đối tổng nợ trên vốn khả dụng đặc biệt là khoản phải thu trên tổng tài sản gia tăng, chi phí vốn vay tăng mạnh bào mòn lợi nhuận dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các DN giảm sút.

Theo PGS-TS. Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng nhận định thị trường xây dựng, phát triển hạ tầng trong bối cảnh hiện nay đang đón nhận nhiều cơ hội phát triển mạnh đặc biệt từ chính sách Nhà nước. Các doanh nghiệp xây dựng được sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như được ưu tiên tập trung nguồn lực sẽ bung sức ra đẩy mạnh tiến độ và có triển vọng tương đối tích cực trong quý II/Quý III tới, kỳ vọng hồi phục và tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi lại sau khi nhiễm virus "trì trệ".

Chỉ số ROA của các doanh nghiệp xây dựng năm 2018 cũng ở mức thấp. Đơn cử như FECON (FCN) là 3.0%, Coteccons (CTD) là 5.3%, Hoà Bình (HBC) là 2.2%, Vinaconex (VCG) là 3.4%, do các khoản phải thu lớn dẫn đến giá trị Tổng tài sản tăng theo.

Nguyên nhân được đại diện nhiều doanh nghiệp lý giải là bởi bị ảnh hưởng khách quan bởi tình hình tài chính của DN như tốc độ giải ngân chậm, tiến độ của các dự án sử dụng vốn đầu tư công bị hoãn hoặc bị đội chi phí… Để ứng phó với tình trạng khó khăn, nhiều DN trong ngành đã áp dụng chiến lược phát triển khác nhau như duy trì các mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi (xây dựng, xây lắp hay xây dựng công trình ngầm..), đồng thời các đơn vị cũng mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản, thủy điện, năng lượng tái tạo…

Nguồn: PSI tổng hợp